Tin Tức Nghệ An – Tin Tức Hàng Ngày

Tin Tức Nghệ An Online


Bình luận về bài viết này

Giật mình con số tử vong vì TNGT 5 ngày nghỉ lễ

Phó thủ tướng gửi công điện khẩn; 224 vụ tai nạn giao thông đã xảy ra trên cả nước làm chết 117 người; Tình hình ùn tắc kéo dài tại cửa ngõ một số TP lớn; Tai nạn nghiêm trọng làm nhiều cán bộ chiến sĩ CAND tử vong…là những thông tin chính trong bản tin ANGT của kỳ nghỉ lễ kéo dài.

117 người bỏ mạng vì tai nạn

Báo cáo mới nhất từ Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong 5 ngày nghỉ lễ (từ 30/4 đến 4/5), toàn quốc xảy ra 224 vụ tai nạn giao thông, làm chết 117 người, bị thương 151 người. So với cùng kỳ nghỉ lễ năm 2013 (từ ngày 27/4 đến 1/5) giảm 16 vụ nhưng tăng 7 người chết, giảm 34 người bị thương. Trung bình mỗi ngày xảy ra 45 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm 23 người chết, 30 người bị thương.

TNGT, cán bộ, ùn tắc, Phó thủ tướng, công điện, xe khách, tài xế

Người vợ khóc ngất bên thi thể của chồng trong vụ tai nạn tại Đà Nẵng (Ảnh: VietNamNet)

Tai nạn xảy ra chủ yếu ở đường bộ với 220 vụ, làm chết 113 người; 4 vụ tai nạn đường sắt làm chết 4 người. Qua thống kê sơ bộ cho thấy, kỳ nghỉ lễ năm nay không xảy ra tai nạn đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách; chủ yếu là tai nạn xe mô tô.

Đau đầu vì tấm vé, tắc đường khủng khiếp

Về tình hình giao thông trong 5 ngày nghỉ lễ, tại các cửa ngõ TP Hà Nội và TP HCM, ngày 30/4 lượng người đổ về quê và đi du lịch tăng đột biến, cộng với đường ngập sau mưa lớn, gây ách tắc cục bộ.
Tại Hà Nội ngày 29/4, tại bến xe lớn của Thủ đô như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát… lượng học sinh, sinh viên và người dân về quê, nghỉ lễ ùn ùn đổ về khiến bến xe quá tải. Trên các tuyến đường Trường Chinh, Phạm Hùng, Giải Phóng, Chùa Bộc… cũng rất đông các phương tiện di chuyển ra khu vực bến xe.

Tại khu vực miền trung, trong sáng 30/4, ít nhất trên 25 km từ thị xã Hoàng Mai, Nghệ An đến Tĩnh Gia, Thanh Hóa đang bị ùn tắc suốt hơn 3 giờ đồng hồ. Các phương tiện nối đuôi nhau dài hàng chục km, chỉ có thể di chuyển với tốc độ khoảng 3-5 km/giờ.

Tại TP HCM, trong hai ngày 29 và 30/4, một số tuyến đường, khu vực cũng bị ùn tắc nghiêm trọng. Cụ thể, trong chiều 29/4, do lượng phương tiện tập trung đông lại kèm theo mưa lớn, trước khu du lịch văn hóa Suối Tiên bị ùn tắc kéo dài hơn hai giờ đồng hồ.

Tại đường cao tốc TP HCM – Trung Lương, lượng xe rất đông từ hướng TP HCM về các tỉnh miền tây tăng đột biến, cũng khiến tuyến đường này kẹt cứng kéo dài gần 10 km, nhất là trong thời gian cao điểm buổi sáng.

Tuy nhiên, tình hình ùn tắc giao thông lại không lặp lại vào ngày nghỉ cuối cùng (4/5) tại Hà Nội khi người dân trở lại Thủ đô mặc dù mật độ phương tiện giao thông khá đông do nhiều gia đình đã chủ động lên Hà Nội từ sớm, rải rác trong ngày nên lượng phương tiện không quá tải như sáng 30/4.

Phó thủ tướng ‘lệnh’ xử nghiêm giao thông

Trong ngày 3/5, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia, cũng đã có công điện khẩn gửi Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ GTVT, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu thực hiện các biện pháp để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, phục vụ người dân đi lại thuận tiện và an toàn trong 2 ngày cuối đợt nghỉ lễ.

TNGT, cán bộ, ùn tắc, Phó thủ tướng, công điện, xe khách, tài xế

Đầu giờ chiều 29/4, người và phương tiện ùn ùn dồn về các bến xe. (Ảnh: VietNamNet)

Theo đó, các Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ GTVT, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo công an các tỉnh, thành phố huy động tối đa lực lượng CSGT phối hợp với các lực lượng công an khác đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm hành vi vi phạm trật tự ATGT. Xử lý nghiêm các vi phạm tốc độ, lấn đường, xe khách chở quá số người quy định, đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở 3 chở 4 người, uống rượu bia khi điều khiển phương tiện…

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế chỉ đạo các bệnh viện tập trung lực lượng khẩn trương cấp cứu, cứu chữa kịp thời những người bị thương do tai nạn giao thông.

Cán bộ chiến sĩ CAND gặp TNGT đặc biệt nghiêm trọng

Trong 5 ngày nghỉ lễ xảy ra 2 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến cán bộ chiến sĩ CAND làm nhiều người chết và bị thương.

Vụ thứ nhất vào khoảng 10h30 ngày 1/5/2014, chiếc xe ô tô Pajero 7 chỗ của đơn vị B7, H47 thuộc Tổng cục Hậu cần và Kỹ thuật Bộ Công an trong khi chở cán bộ lên Điện Biên công tác đã gặp tai nạn nghiêm trọng khiến 6 người bị thương vong.

Nguyên nhân do chiếc xe đang lưu thông đi qua địa phận thị xã Mộc Châu thì bất ngờ nổ lốp sau. Do xe đang đi với tốc độ nhanh nên tài xế đã bị mất lái, khiến xe lao sang vệ đường và bị lật sau khi va chạm với ta luy đường.

Vụ thứ 2 xảy ra vào khoảng 13h ngày 3/5, chiếc xe ô tô hiệu Toyota BKS 29A-002.85 của lực lượng CSGT lưu thông theo hướng Hà Nam – Hà Nội, khi đi đến địa phận huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) đã gặp tai nạn khiến 3 người tử vong, 2 người nguy kịch trên đường đi cấp cứu.

Nguyên nhân ban đầu được xác định là do xe CSGT chạy với tốc độ cao. Do đường trơn, xe bị mất lái đâm vào chiếc xe ben đang dừng đổ sỏi trên đường.

Vợ ôm thi thể chồng khóc ngất sau tai nạn

Hay tin chồng bị tai nạn giao thông và tử vong tại chỗ, người vợ đến hiện trường và khóc ngất bên thi thể của chồng. Đó là một trong số những vụ tai nạn đau lòng trong kỳ nghỉ lễ kéo dài.

Vụ tai nạn này xảy ra khoảng 15h30 phút chiều 2/5, tại quận Hải Châu, Đà Nẵng. anh Trương Quang Lĩnh (SN 1985, Quảng Nam) điều khiển xe máy bất ngờ đâm vào đuôi xe tải ben chở đất đá. Cú đâm khá mạnh khiến anh Lĩnh văng ra khỏi xe máy và tử vong ngay tại chỗ. Người vợ của nạn nhân nhận được tin chồng tử nạn đã đến hiện trường ôm thi thể chồng gào khóc thảm thiết khiến nhiều người chứng kiến không khỏi xót xa.

Một vụ tai nạn khác xảy ra vào tối 2/5, người đàn ông khoảng 50 tuổi chạy xe máy ngược chiều trên cầu vượt thép Thủ Đức, TP HCM khi đến giữa cầu thì không làm chủ được tay lái nên đâm vào đầu xe container. Cú va chạm khiến nạn nhân tử vong ngay sau đó.

Vụ tai nạn xảy ra vào lúc lúc 17h 30 ngày 2/5, tại TP.Kon Tum, tỉnh Kon Tum cũng khiến nhiều người “thót tim”. Tại thời điểm trên, xe khách Long Vân BKS 51B – 112.72 do Nguyễn Tấn Hải (SN1986) chở 41 hành khách, chạy hướng Kon Tum – Sài Gòn đã đâm trực diện vào xe khách mang BKS 81B-005.96. Vụ tai nạn nghiêm trọng đã khiến hai xe khách hư hỏng nặng, 41 hành khách cùng 2 tài xế thoát chết hy hữu.

L.Lam

Theo vietnamnet.vn


Bình luận về bài viết này

Bất ổn ở khu tái định cư của siêu dự án Formosa

Không đất sản xuất, không việc làm mới, nhiều hộ dân nhường đất cho Dự án Formosa chỉ biết tiêu dần số tiền đền bù. Trong lúc đó, tình trạng ô nhiễm khói bụi, cơ sở hạ tầng xuống cấp đe dọa cuộc sống người dân vùng dự án.

khu tai dinh cu

Người dân bức xúc tố cáo nhiều vấn đề liên quan khu tái định cư

Không điện, nước, đất sản xuất

Để có được mặt bằng hơn 3.000 ha cho dự án Khu liên hợp Gang thép và Cảng nước sâu của Tập đoàn Formosa, Hà Tĩnh đã bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để đền bù, xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo việc làm cho người dân bị giải tỏa.

Hà Tĩnh đã di dời hơn 2.000 hộ dân, 58 nhà thờ và hơn 15.000 ngôi mộ về các khu tái định cư. Các khu tái định cư được đầu tư khá quy mô, đồng bộ cho cả người sống, người chết và tâm linh, tín ngưỡng. Tuy nhiên, một thực tế khiến các nhà chức trách Hà Tĩnh đau đầu là công tác tạo việc làm mới cho người dân ở vùng tái định cư.

Đã có người giàu lên trông thấy nhờ bắt nhịp nhanh với cuộc sống mới, mở mang kinh doanh, dịch vụ, con em được nhận vào các cơ sở sản xuất… Nhưng cũng không ít người vì quỹ đất chật hẹp mà không có đất sản xuất, không còn ngư trường để đánh bắt hải sản… Không nghề, không nghiệp, họ đành bó gối nhìn ngày tháng trôi qua.

Chúng tôi về thôn Phúc Lập, xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh – nơi người dân bị giải tỏa để dành đất cho hồ chứa nước Rào Trổ, phục vụ cấp nước cho Dự án Formosa. Nhìn từ xa, một khu tái định cư mới với đầy đủ cơ sở hạ tầng, điện, đường…

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với người dân thì mới biết họ đang sống cơ cực, không lối thoát. Anh Nguyễn Văn Lý, cư dân thuộc diện giải tỏa, nhiệt tình dẫn chúng tôi vào làng mới. Anh Lý nói:“Các anh coi, được đền bù chỉ 22.100 đồng cho một mét vuông đất ruộng, 16.700 đồng cho một mét vuông đất trồng cây lâu năm, thử hỏi có đủ một bát phở ở thành phố không các anh?”.

Theo anh Lý, ngoài chuyện giá đất đền bù rẻ mạt, người dân còn bức xúc chuyện đền bù không công bằng, đặc biệt là chất lượng cơ sở hạ tầng của khu tái định cư.

“Nhìn thì thấy quy mô đó, nhưng đường sá, cầu cống, điện đóm đều là đồ chất lượng kém, chưa kịp sử dụng đã hư hỏng, xuống cấp. Các anh biết vì sao không, cha mời thầu, còn con thì trúng thầu đó”, anh Lý nói.

Theo anh Lý, một nguy cơ chết người đang đe dọa người dân là chính quyền đã bố trí khu tái định cư quá gần chân đập, cách chừng 300m.

Trong lúc đó, cống xả xuyên qua giữa làng, đập tràn thì ở cuối làng. “Quả bom nước này mà trở chứng thì cả làng coi như toi”, anh nói. Bên cạnh đó, ngay sau hồi nhà của người dân là một con khe đang bị sạt lở sâu hơn chục mét.

Đi sâu vào trong làng, nghe có nhà báo đến, người dân tập trung lại rất đông, tranh nhau “tố” các cơ quan chức năng. “Chú coi, cột điện họ dựng lên rứa chứ có điện, có nước chi mô, dân chúng tôi về đây cả năm trời rồi, toàn chịu cảnh đèn dầu leo lét như thời chiến tranh”, bà Nguyễn Thị Luật nói.

Bà Nguyễn Thị Tuyết thì nằng nặc đòi về lại nhà cũ: “Ở đây chỉ có nước bốc đất mà ăn. Đất đai thì họ lấy hết, tiền đền bù không đủ hoàn thiện ngôi nhà, nghề nghiệp thì không có. Nghe nói có khoản chi đó hỗ trợ ban đầu họ cũng cắt mất. Họ nói muốn có đất sản xuất thì phải bỏ tiền đền bù cho người khác mà lấy đất, tiền mô mà bỏ ra đền bù đây”.

Chủ tịch UBND xã Kỳ Thượng, ông Vũ Trung Tiến, cho biết, để xây dựng đập Rào Trổ, 51 hộ dân thôn Phúc Lập phải di dời về khu tái định cư mới. Đập Rào Trổ có chức năng tích nước, một dạng như kho chứa nước để phục vụ Dự án Formosa và Khu kinh tế Vũng Áng.

“Lòng dân không yên, không một chủ trương chính sách nào có thể triển khai tốt được. Các dự án tỷ đô là cần thiết, nhưng bảo vệ lợi ích, ổn định cuộc sống, tạo việc làm cho dân còn quan trọng hơn nhiều”

Một cựu lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh

“Giá đất rẻ thì có rẻ thật nhưng phải theo quy định của Nhà nước, có muốn cũng không thể đền bù hơn được. Việc tạo đất cho dân, tỉnh đã có chủ trương cắt hơn 60 ha thuộc rừng phòng hộ để chia cho dân rồi, nhưng không thấy có ai đến đăng ký. Về nguyên tắc, Nhà nước đã đền bù cây cối hoa màu trên đất cho dân di dời, thì nay dân cũng phải tự bỏ tiền ra mà đền bù tài sản trên đất cho chủ rừng thôi. Về chất lượng cơ sở hạ tầng, cái này do huyện làm chủ đầu tư. Vừa rồi, dân có phản ánh, huyện đã chỉ đạo khắc phục rồi. Việc chậm có điện là do trục trặc chi đó. Còn việc dân lo ở dưới chân đập không an toàn, thì cái này đã có các nhà chuyên môn nghiên cứu rồi. Có an toàn họ mới đưa dân vào đó”, ông Tiến nói.

Ô nhiễm môi trường

Với hàng nghìn lượt xe tải chở vật liệu vào ra Dự án Formosa mỗi ngày, đường sá gần như bị phá nát, khói bụi đen đặc thường xuyên bao phủ cả một vùng rộng lớn. Người dân sống dọc các tuyến đường nếu không có việc thì gần như đóng kín cửa cả ngày để tránh bụi. Cánh lái xe đường dài, khi nhắc đến địa phận Kỳ Anh ai cũng nổi da gà, vì không bị ách tắc thì cũng bò từng mét vì mặt đường toàn ổ gà.

Cả huyện Kỳ Anh chìm trong khói bụi

Một người dân Kỳ Anh tâm sự: “Nói thật, cực chẳng đã mới ra khỏi nhà, chứ cứ ra đến đường là bụi mù trời, xe cộ thì ách tắc phun khói đen kịt thở không nổi. Cây cối thì xác xơ, bạc trắng vì bụi. Bát cơm ăn hằng ngày cũng chan đầy bụi. Tình trạng này mà cứ kéo dài chắc là sống không nổi”.

Một lãnh đạo UBND huyện Kỳ Anh đã nghỉ hưu than thở, Kỳ Anh nay như một đại công trường, ngày ngày, hàng nghìn xe tải hạng nặng chở đất, đá vào ra Khu kinh tế Vũng Áng khiến cho đường sá ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Quốc lộ 1A đoạn qua Kỳ Anh trồi sụt, lồi lõm là điểm nóng về tai nạn giao thông cả nước. Từ thị trấn Kỳ Anh vào tận chân Đèo Ngang, khói, bụi mù trời. Thậm chí, đêm ngủ giật mình thon thót vì tiếng mìn nổ đinh tai, nhức óc. Núi đồi bị san phẳng vì nạn khai thác đá. “Có lẽ khi dự án này đi vào hoạt động, cũng là lúc cơ sở hạ tầng của Kỳ Anh xuống cấp nặng. Giàu sang đâu chưa thấy nhưng người dân nơi đây khổ cực muôn phần”, vị cựu lãnh đạo nói.

Một cán bộ Mặt trận Tổ quốc huyện Kỳ Anh cho rằng, tình hình ở Kỳ Anh giờ “căng như dây đàn”, do đền bù giải phóng mặt bằng, cuộc sống cực khổ nơi vùng đất mới, nạn ô nhiễm môi trường khiến người dân bất bình. “Hôm 29/3, người dân mấy làng xung quanh Dự án Formosa đã tụ tập hàng nghìn người để ngăn không cho lực lượng cưỡng chế của huyện vào dỡ nhà dân. Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh, ông Nguyễn Văn Bổng, còn bị người dân quây lại đánh, sau đó phải nhập viện”, vị cán bộ cho biết.

Cả huyện Kỳ Anh chìm trong khói bụi

Trao đổi về những vấn nạn trên với Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư huyện Kỳ Anh, Dương Thanh Hòa nói, ông không nắm rõ lắm vì mới nhậm chức được 4 tháng.

Theo Báo Tiền Phong


Bình luận về bài viết này

Hơn 108 triệu đồng đến với bé 5 tuổi bị u bạch huyết trực tràng

(Dân trí) – Trong tuần 1 tháng 4/2014, PV Dân trí tại Nghệ An đã đến thăm và trao hơn 108 triệu đồng cho em bé Bản Mờ, nhân vật trong bài viết “Nghị lực phi thường của bé 5 tuổi bị u bạch huyết trực tràng”.

 >> Nghị lực phi thường của bé 5 tuổi bị u bạch huyết trực tràng

Những ngày đầu tháng 4/2014, PV Dân trí tiếp tục hành trình đến với hoàn cảnh của gia đình bé Lô Minh Đức, con của anh Lô Văn Thiệu (trú ở bản Mờ, xã Nậm Giải, huyện Quế Phong, Nghệ An) nhân vật trong bài viết: “Nghị lực phi thường của bé 5 tuổi bị u bạch huyết trực tràng”, để trao số tiền 108.600.000 đồng do bạn đọc báo Dân trí tuần 3/3/2014 ủng hộ.
Sinh ra vừa tròn 1 tuổi, Đức bắt đầu bị căn bệnh u trực tràng quái ác. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc chữa trị chỉ tạm thời, khiến căn bệnh của bé càng ngày càng nặng. Mới vừa tròn 5 tuổi, nhưng Đức đã phải trải qua 4 lần phẫu thuật.
Do không có tiền chữa trị nên gia đình phải đưa bé Đức về nhà đắp lá thuốc chữa bệnh.
Do không có tiền chữa trị nên gia đình phải đưa bé Đức về nhà đắp lá thuốc chữa bệnh.
Bà ngoại bé Đức kể từ ngày cháu về luôn phải bế cháu.

Bà ngoại bé Đức kể từ ngày cháu về luôn phải bế cháu.

“Lúc cháu 1 tuổi, ở hậu môn có nổi lên 1 cục u. Lúc đó không có tiền và bé cũng nhỏ nên gia đình chỉ mua thuốc cho cháu uống. Mấy tháng sau, u lại càng phát triển hơn. Em vay mượn tiền để xuống bệnh viện cắt bỏ khối u cho cháu nhưng 4 lần rồi không dứt được bệnh anh ạ”, anh Thiệu kể.

Vừa mới đây, khối u của bé Đức lại càng phát triển nặng hơn. Gia đình anh Thiệu lại nhắm mắt vay mượn ít tiền đưa cháu xuống bệnh viện đa khoa Nghệ An để thăm khám và chữa trị. Lần này, sau khi phẫu thuật cắt u trực tràng, Đức được chỉ định nằm điều trị theo dõi thêm. Số tiền vay mượn mang theo dần cạn kiệt. Nhiều hôm vợ chồng anh Thiệu không dám ăn cơm, để dành tiền mua cháo và mua thuốc cho Đức.
Cùng với PV 
Cùng với PV Dân trí  ông Trần Văn Long – Phó Bí thư Đảng ủy xã Nậm Giải trao số tiền 108.600.000 đồng đến với anh Lô Văn Thiệu tại UBND xã Nậm Giải.

“Ở dưới đó không có tiền nữa, em phải đưa bé về nhà đắp lá thuốc trên nhà thôi anh ạ. Mà mấy ngày nay chỗ cắt u của cháu cứ chảy nước mủ nhiều lắm anh ạ. Em không biết sao nữa. Chắc ít hôm nữa em phải đưa bé xuống bệnh viện để khám lại thôi. Em cũng lo lắm”, anh Thiệu lo lắng nói.

Tại buổi trao quà, trước sự chứng kiến của đông đảo bà con hàng xóm, PVDân trí đã trao số tiền 108.600.000 đồng đến với gia đình anh Thiệu. Nhận được số tiền quý giá, anh Thiệu nghẹn lời: “Em cảm ơn các anh nhiều lắm, cảm ơn báo Dân trí đã cứu giúp con em qua khỏi khó khăn. Ơn này em sẽ ghi nhớ suốt đời. Lần này có tiền rồi, em sẽ cố gắng chữa bệnh cho khỏi. Vậy là con em sống rồi các anh ạ”.

 

Hiện bé Đức mủ vẫn chảy ra và rất đau đớn.
Hiện bé Đức mủ vẫn chảy ra và rất đau đớn.
Hằng đêm cháu luôn trắng đêm vì căn bệnh lại tái phát. 
Hằng đêm cháu luôn trắng đêm vì căn bệnh lại tái phát.

 

Nguyễn Duy – Ngọc Tú


Bình luận về bài viết này

Vụ cháy 300 xe máy: “Xin cho tôi thời gian kiếm tiền bồi thường!”

Vụ cháy 300 xe máy: “Xin cho tôi thời gian kiếm tiền bồi thường!”

(Dân trí) – “Bây giờ tôi chỉ mong mọi người hãy cho tôi cơ hội để làm việc và kiếm tiền bồi thường. Tôi chỉ xin có thời gian để kiếm tiền trả nợ chứ không quỵt bất cứ đồng nào của ai”, anh Võ Trung Nhân, chủ bãi xe bị cháy chia sẻ.
>> Camera ghi lại được nghi can đốt rác gây cháy 300 xe máy
>> Vụ cháy 300 xe máy: Chủ bãi giữ xe và chủ phương tiện sẽ thỏa thuận đền bù

Ngày 7/4, Công an quận 8, TPHCM cho biết vẫn đang phối hợp cùng các đơn vị liên quan để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy tại bãi giữ xe trên đường Cao Lỗ (phường 4, quận 8, TPHCM) vào chiều 5/4 khiến hơn 300 xe gắn máy bị thiêu rụi.

Được biết bãi giữ xe bị cháy là chi nhánh của Công ty TNHH TM DV ô tô Phát Đạt do anh Võ Trung Nhân (33 tuổi, quê Long An, tạm trú TPHCM) làm chủ.

Trong suốt 2 ngày qua, anh Nhân liên tục nhận được điện thoại của các chủ phương tiện để hỏi về tình hình, hướng bồi thường

Có mặt tại hiện trường với đôi mắt thâm quầng, gương mặt đầy vẻ hốc hác sau vụ cháy, anh Nhân chia sẻ: Năm 2002 anh rời quê nghèo Cần Đước, tỉnh Long An lên TPHCM lập nghiệp. May mắn đã mỉm cười khi anh xin được vào làm việc tại Khoa cấp cứu của Bệnh viện quận 8. Trong thời gian làm việc ở đây, anh có quen biết với chị Trần Thị Kim Nguyệt và đến năm 2004 thì 2 người cưới nhau, sau đó anh chị có được 2 cháu là Võ Trần Ánh Dương (6 tuổi) và Võ Trần Thiên (4 tuổi).

Anh Nhân bên cuốn sổ vay vốn hộ nghèo với số tiền 20 triệu đồng

Được sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, năm 2012 anh Nhân vay vốn xóa đói giảm nghèo và mượn thêm của người thân tổng cộng hơn 370 triệu đồng để thuê bãi đất trống (đối diện bệnh viện quận 8) trên đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8 với giá 12 triệu đồng/tháng để xây dựng bãi giữ xe. Anh Nhân còn thuê thêm 4 nhân viên với mức lương 4 triệu đồng mỗi người một tháng để trông coi bãi xe.

Được sự tin tưởng của người dân địa phương nên sau 2 năm, số xe người dân đem đến bãi của anh gửi đã lên con số hàng trăm chiếc. Trong số đó, chủ yếu là xe của 4 tiệm cầm đồ lớn trên địa bàn phường, do mặt bằng chật hẹp nên đem gửi tại đây.

Bãi giữ xe tiền tỉ nay chỉ còn đống sắt vụ

“Việc làm ăn thuận lợi vợ chồng tôi rất vui và dự định sẽ gom góp để trả dứt nợ. Ai ngờ chỉ một mồi lửa đã khiến tôi trắng tay, giờ tôi lấy đâu ra số tiền hơn 2 tỉ đồng để bồi thường cho chủ xe đây”, anh Nhân nghẹn ngào.

“Giờ tôi không biết lấy tiền đâu mà đền bù. Tôi chỉ là doanh nghiệp nhỏ nên mong được chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm hỗ trợ và quan trọng là chủ xe cần cho tôi thời gian kiếm tiền để trả dần “, chủ bãi xe nói.

Mong muốn lớn nhất của anh Nhân bây giờ là được sự chia sẻ, cảm thông của mọi người, đồng thời anh Nhân hứa sẽ cố gắn làm việc để kiếm tiền bồi thường cho tất cả các chủ xe bị cháy.

“Mình đi lên từ đôi bàn tay trắng, không lẽ bây giờ mình lại bỏ cuộc. Chỉ cần có sức khỏe, tôi hứa sẽ cố gắn chăm chỉ làm lụng để kiếm tiền bồi thường cho mọi người”, anh Nhân tự nhủ.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Tế Ngọc Đức, Chủ tịch UBND phường 4, quận 8 cho biết, phường vẫn đang chờ kết luận nguyên nhân cháy từ cơ quan điều tra. “Trước mắt phường sẽ để cho chủ bãi và khách gửi xe tự thỏa thuận đền bù với nhau, nếu 2 bên không thỏa thuận được, phường sẽ đứng ra hòa giải”.

Một số xe bị cháy sém trong bãi

Ông Đức cho biết thêm, trước mắt phường cũng đã nhờ Chi Hội luật gia của phường 4, quận 8 đứng ra hỗ trợ phát lý cho anh Nhân trong việc thỏa thuận bồi thường. Việc làm này sẽ tránh những tranh chấp, kiện tụng giữa chủ bãi giữ xe và người gửi xe về sau.

Về người tình nghi đốt rác gây ra vụ cháy, ông Đức cho biết, các cơ quan chức năng vẫn đang điều tra nên chưa thể cung cấp gì thêm. Tuy nhiên ông Đức cho biết nếu tìm được người đốt rác thì cơ quan điều tra sẽ xem xét động cơ, mục đích của việc đốt rác có phải là do tư thù cá nhân hay phá hoại gì không khi đó mới có hướng xử lý tiếp.

Về hướng hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới, ông Đức cho hay, sắp tới phường sẽ kiến nghị lên quận, cơ quan thuế để hỗ trợ cho doanh, đồng thời sẽ tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp khôi phục lại hiện trạng ban đầu để tiếp tục hoạt động.

Đình Thảo


Bình luận về bài viết này

72.000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp: Hệ lụy… được cảnh báo từ 10 năm trước

Những số liệu mới công bố của Bộ LĐTBXH về số cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp năm 2013, đáng giật mình nhưng thực ra cũng không có gì khó hiểu, khi mà từ 10 năm trước, lời cảnh báo về dư thừa nguồn nhân lực đã được đưa ra trước Quốc hội. Nhưng thực tế đã đi ngược hoàn toàn những gì được cảnh báo.

Cử nhân, kỹ sư tìm việc ở các sàn giao dịch việc làm tại TP.Hồ Chí Minh nhưng chỉ có một số ít có được việc làm. Ảnh: lê tuyết

Đã cảnh báo

GS Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Phó Chủ nhiệm UB Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội – chia sẻ với PV Báo vào sáng 23.3: “Cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp là chuyện hoàn toàn có thể hiểu được, bởi số lượng đào tạo quá lớn, vượt xa nhu cầu thị trường lao động hiện nay”. Điều này đã được ông – khi đó còn là đại biểu Quốc hội – đưa ra cảnh báo trong kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XI năm 2004 khi tính toán rằng, mỗi năm cả nước chỉ cần từ 13.000 – 15.000 cử nhân.

Về nhu cầu nhân lực, cả nước lúc đó có khoảng 100 khu công nghiệp, khu chế xuất, thu hút được tối đa 500.000 lao động, trong đó chỉ cần từ 5 – 7% cán bộ trình độ ĐH, 8% cán bộ trình độ CĐ, 60% công nhân kỹ thuật, còn lại là LĐ phổ thông. Giả sử mỗi năm có thêm 10 khu công nghiệp, khu chế xuất và có 10% cán bộ trình độ ĐH, CĐ về hưu cần được thay thế thì chỉ cần đào tạo thêm theo cấp số cộng mỗi năm khoảng 13.000 – 15.000 cán bộ là đủ.

Nhưng ngay tại thời điểm đó, mỗi năm các trường ĐH và CĐ cả nước đã cho ra trường trên 200.000 người – gấp hơn 10 lần so với nhu cầu. Và con số đó hiện nay là 400.000 người.

Đáng tiếc, những cảnh báo như vậy đã không được quan tâm. Thậm chí, từ sau kỳ họp đó cho đến năm 2010, quy mô GD-ĐH phát triển ồ ạt, với tốc độ cứ nửa tháng ra đời 1 trường, trong đó hầu hết các trường mới thành lập đều không đảm bảo điều kiện đào tạo.

Đáng nói hơn là lượng thạc sĩ thất nghiệp ngày càng lớn. Cử nhân ra trường có thể chấp nhận đi làm việc chân tay, nhưng thạc sĩ có mấy ai chấp nhận điều này? Ngoài ra, nhiều cử nhân ra trường, do loay hoay không xin được việc nên đành tiếp tục học luôn cao học cho… được việc, sau đó tính tiếp. Lượng thạc sĩ ngày càng dư thừa, là điều chẳng có gì khó hiểu.

Nhà nước quá “chiều” ngành giáo dục

Ở một khía cạnh khác, GS-TSKH Nguyễn Xuân Hãn (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nguồn nhân lực dư thừa với số lượng lớn đặt ra câu hỏi lớn cho chất lượng giáo dục hiện nay. Vấn đề “thầy nhiều hơn thợ” được đặt ra khá bức xúc từ rất lâu nhưng chưa có giải pháp thỏa đáng, bởi thiếu hẳn chiến lược giáo dục bài bản, có tính toán hợp lý. “Mỗi năm số sinh viên ra trường thì nhiều, trong khi công nhân có tay nghề luôn thiếu thì không đào tạo.

Các trường ĐH, CĐ mọc lên quá nhiều, chất lượng đào tạo thì thấp. Những bức xúc này, ngành giáo dục phải đặt ra và giải quyết triệt để, nếu không muốn tiếp tục để nguồn nhân lực cử nhân, thạc sĩ bị dồn ứ ngày càng nhiều” – GS Nguyễn Xuân Hãn cho biết.

Tin Tức Nghệ An

 

Tấm bằng ĐH chỉ là bước đầu, người xin việc phải trang bị cho mình kỹ năng và thái độ làm việc tốt mới mong kiếm được việc làm tốt. Ảnh: Lê tuyết .

Một số chuyên gia cũng nhìn nhận, việc thừa nhân lực, trước hết trách nhiệm thuộc về người học. Với cơ chế thị trường, người học phải tự “bơi” thì không cần phải học lấy bằng cử nhân, thạc sĩ bằng mọi giá nếu không có khả năng xin được việc, và không phải đại học là con đường duy nhất để kiếm sống. Thay vào đó, hãy lựa chọn một nghề phù hợp và theo đuổi nó.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, không thể không nói đến trách nhiệm của Nhà nước như “bàn tay” điều tiết. Theo đó, chiến lược phát triển nhân lực của Nhà nước cần phải tính toán, chấm dứt tình trạng đào tạo tràn lan như hiện nay. “Việc mở ồ ạt các trường ĐH gây tốn thời gian, kinh phí của xã hội. Có những ngành hoàn toàn có thể tính được lượng cung – cầu, như ngành sư phạm.

Còn với các ngành “hot”, Bộ GDĐT cần chấm dứt tình trạng “khép, mở” các ngành mà thiếu sự dứt khoát. Nhiều trường mở ra vì mục đích kinh doanh, thu lãi chứ chưa hẳn là vì giáo dục, thậm chí trường công cũng cố gắng tăng số lượng sinh viên để tăng học phí. Nhưng nếu Nhà nước cứ “chiều” thế thì xã hội sẽ tiếp tục khủng hoảng thừa nguồn nhân lực” – GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định.

Hệ quả của việc phân luồng, hướng nghiệp kém!

Đánh giá về con số 72.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp trên cả nước mà Bộ LĐTBXH công bố, nhiều người am hiểu tình hình cho rằng, thực tế con số này còn cao hơn nhiều, đó là chưa kể số cử nhân, thạc sĩ làm trái ngành nghề, làm những công việc không cần bằng cấp, trình độ.

Chị Lê Thanh Nhã, tốt nghiệp cử nhân ngành lịch sử, ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TPHCM) đã 2 năm nay, vẫn không tìm được việc làm đúng chuyên ngành. Hiện tại, chị đang là nhân viên tiếp thị cho một quầy hàng tại siêu thị Big C (Q.Tân Bình, TPHCM). Theo tiêu chí khảo sát của Tổng cục Thống kê thì chị Nhã vẫn được xếp vào diện không thất nghiệp!

“Khi tuyển dụng một người, tôi không cần biết anh học trường nào, bằng cấp gì, mà tôi chỉ cần biết anh làm được gì hay không? Nhiều cử nhân, thạc sĩ có bằng đỏ, yêu cầu nhà tuyển dụng phải trả lương trên 20 triệu đồng/tháng. Tôi hỏi bạn có đủ năng lực để kiếm lợi nhuận 20 triệu/tháng về cho Cty không thì bạn lại im lặng…

Đừng quá coi trọng chuyện bằng cấp, mà hãy coi trọng khả năng làm việc của chính bản thân mình” – ông Nguyễn Đức – chủ một Cty chuyên về dịch vụ mạng, TPHCM – thẳng thắn nói.

“Việc hàng ngàn cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ thất nghiệp là hệ quả của việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh kém hiệu quả. Bên cạnh đó, vấn đề việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp phụ thuộc nhiều ở sinh viên, tấm bằng chỉ là khởi đầu.

Chỉ dựa vào tấm bằng, lại thiếu kỹ năng hoặc thái độ chưa tốt thì hành trình tìm việc sẽ rất dài” – ông Trần Anh Tuấn – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM – nhận xét. Lê Tuyết